Charles Keith sheds light upon the role of the Vietnamese Catholic Church in the rise of Vietnamese nationalism and a ‘modern’ identity. As the first comprehensive, English language study of the twentieth century Catholic Church in Vietnam, Keith rejects the current historiography of Vietnamese Catholics as simply supporters of French colonialism and in opposition to Vietnamese nationalism. Instead, Keith instills a sense of political and cultural agency for Vietnamese Catholics and indigenous religious organizations to critique the French colonial state. Keith demonstrates how a ‘national’ Catholic Church emerged in Vietnam after World War I through print culture and connection with global Catholicism. Keith reveals how the Vietnamese Catholic Church strategically identified with global Catholic movements and Vatican political stances on national self-identity and human dignity. Through this relationship with Rome and missionary political structures, Vietnamese Catholics were able to reposition themselves as a modern political and religious institution.
Keith also demonstrates how Vietnamese Catholics contributed to a new, ‘modern’ political consciousness and nationalism. In other parts of Catholic Vietnam, Keith describes Catholic political consciousness as tied to the rise of a modern national culture. Writers contrasted the often ambiguous and all encompassing adjective ‘modern’ with ‘traditional,’ as a way to make social and cultural critiques. Keith demonstrates how the formation of the national Vietnamese Catholic Church coincided with debates on modernity and political identities, or within a phenomenon Keith terms as ‘religious modernity.’
Gửi Cô Cindy Nguyễn, Tôi là con ruột của P. Lê Công Đắc, tôi rất buồn mà phải nói sự hiểu lầm Cha tôi là “Linh Mục”như”The priest LCĐắc” mà C.Keith ̣đã nêu trong sách. Tôi cám ơn Cô đã giúp Keith để biết thêm về Cha tôi nhưng cũng bất mãn vì Cô là người Việt mà chưa xem kỹ ̣để cố vấn cho Keith răng P.LCĐắc không phải là “Linh Mục”. Sự việc đã gây hậu quả nghiêm trọng là TÂybụiblog đã lợi dụng danh xưng này cộng thêm bức hí họa của Báp Phong Hóa mà báng bổ Thiên Chúa Giáo. Cha tôi tự nhiên hóa thành nạn nhân và chúng tôi chỉ mong Người được an nghỉ.mãi mãi. Tôi có gửi cho Univ. of California Foundation vài lá thư để báo cho tác giả Keith nhưng cũng không có hồi âm. Nếu có thể thì tôi sẽ Email kèm Attchs để Cô rõ về những sự oan ức mà Cha tôi đã phải chịu trước đây trong một bài củ Báo HàNội Mới khi nói rằng Cha tôi gỉa danh là người theo đạo Công Giạo. Thật mỉa mai thay vì Keith lại lầm Người là “Linh Mục”.Tôi nay đã hơn bảy mươi, may còn sống để hy vọng minh oan cho Cha tôi và cũng mong Cô hiểu điều này. Thành thật cám ơn Cô.
Cháu chào bác. Cảm ơn bác đã đọc và viết comment vào bài của cháu. Cháu chỉ là nghiên cứu sinh và đưa những bài tóm tắt và bài phê bình về sách sử trên trang cá nhân của cháu thôi. Trước đây, cháu chỉ đọc sách của giáo sư Keith và đưa vài ý kiến về sách này thôi. Nhưng cháu không có khả năng để thay đổi sự hiểu lầm này. Cháu rất xin lỗi và thông cảm về việc này. Trân trọng- cháu Cindy
Tôi rất cám ơn Cô và củng sẽ nhờ trang của Cô để cho đại chúng biết về sự oan ức mà tối đã gửi các cơ quan nhưng không ₫ược trả lờii sau những bài viết sai lệch về ông Bố tôi. Tôi rất hoan nghênh tính vô tư của Cô và thấy cần để nêu lên sự thật. Bên tiếng Pháp cọ câu:”Sử gia cần phải vô tư”hay”L’historien doit être impartial”. Qủa thật Cô đã thể hiện đức tính tốt đó và tôi hy vọng Cô sẽ đóng góp to lớn trong việc quảng bá Lịch Sử VN qua tiếng Anh. Nếu Cô muốn thì tôi sẽ gửi thêm tài liệu về P.Lê Công Đắc để chứng minh Bố tôi hoàn toàn chưa bao giờ ở trong dòng tu nào hết.. Trân trọng cám ơn Cô.
Xin gửi tiếp đến Cô thư của GS Keith. Cám ơn Cô nhiều. HuynhLe
Xin cám ơn Cô đã quan tâm và cho tôi cơ hội tr̀nh bày nỗi oan ức cho P. Lê Công Đắc:
Giáo Sư P. Lê Công Đắc và những sự kiện trên báo chí và Internet, đâu là sự thật?
Ngày xưa người ta biết danh tiếng Giáo Sư Lê Công Đắc là nhà mô phạm, tác giả nhiều sách giáo khoa từ năm 1929. Ông đã được các nhà học giả như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố…vv.rất mến phục. Ông Đắc nổi tiếng không những trong lĩnh vực văn học Việt, Hoa, Anh, Pháp, La Tinh. Hy Lạp mà c̀òn trong công cuộc bảo vệ đạo đức.
Suốt thời gian Ông Đắc dạy học và viết sách, Ông đã phê bình thẳng thắn và góp ý kiến xây dựng về văn học cùng bài bác các điều trái với đạo đức nên Ông đã “va chám” nhiều người.
Một thí dụ về đạo đức:
Năm 1931, Bà Suzanne Bạch Yến cùng nhiều “thể tháo gia” bộ hạ của Bà đã áp đảo Ông tại nhà sau khi Ông cho xuất bản và trình diễn rất thành công vở Đại Hài Kịch Tiểu Thư Đi Bộ sáu lần ở rạp Quãng Lạc, Hà Nội và ở Nam Định. Kết quả đã gây dư luận xấu cho phong trào này vì họ lợi dụng danh nghiã “Thể thao” và “Đi bộ” vào việc mờ ám.như thư Ông đã trình bày trong báo Phong Hóa số139.
Trong Catholic Vietnam, Charles Keith đã mô tả tóm lược nội dung cuốn Đại Hài Kịch Tiểu Thư Đi Bộ là ” Cuộc đi bộ không thành công từ Hà Nội xuống Hải Phòng và ngược lại đã gây ra những sự tranh luận giữa Ông Đắc và báo Phong Hóa mà Cô Martina Nguyễn đã góp ý kiến cho Keith về điều này.
Một vài thí dụ về giáo dục và phê bình văn học:
Năm 1929, Ông cho xuất bản Principles of English Etymology mà tác giả Keith đã nhận xét trong Catholic Vietnam là một trong những tác giả Việt Nam đầu tiên viết sách Anh ngữ.
Năm 1932, Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Tường đã viết thư cám ơn Ông Đắc về những thiếu xót mà Ông đã nhận xét (thư in trong La Correspondance de P. Lê Công Đắc,1936).
Năm 1939, Ông cho ra mắt Dictionnaire Français- Annamite, sách này đã được Bộ Trưởng Phạm Quỳnh đặt mua 40 cuốn cho Bộ Quốc Gia Giáo Dục.
Năm 1941, Ông cho xuất bản L’Anglais au Baccalauréat et l’Anglais de Hong Kong trong đó Ông đã dịch sang Pháp văn bài The World của Shakespeare so sánh với bài dịch của hai Agrégés người Pháp mà Ông cho là họ dịch không sát nghĩa.
Năm 1956, khi đi dự Hội Nghị Thống Nhất Ngôn Ngữ tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm, Ôbg đã phê bình một danh từ dịch sai sang Anh ngữ ở bảng sơn của trường này và gửi đến Ông Cử Nhân Nguyễn Huy Bảo, Giám Đốc Trường này (thư ngày 6 thán g10 năm 1956).
Bỗng nhiên, ngày7 tháng7 năm 2013 , báo Hà Nội Mới đng bài “Dị Nhân Hà Thành” kể về Petrus Lê Công Đắc với hàm ý xấu. Thí dụ: bịa đặt là Ông Đắc không theo đạo Công Giáo mà giả danh dùng tên thánh Petrus để bắt chước nhà học giả Petrus Trương Vĩnh Ký…vv.
Và sau khi tác giả ngoại quốc Keith nhận xét lầm trong Catholic Vietnam “The priest Lê Công Đắc” là “Linh Mục”, có lẽ vì Ông đã viết nhiều sách giáo khoa cho các trường Công Giáo, thì trong số ngày11tháng 10 năm 2014, Tâybuiblog là người Việt mà không nghiên cứu hoặc cố tình giả vờ không biêt Ông Đắc không phải là “Linh Mục” rồi khai thác danh từ ấy gắn liền với tranh biếm họa “Nhà Đạo Đức Lê Công Đắc” của báo Phong Hóa số109 năm 1934 mà viết bài với lời lẽ thô bỉ và hạ cấp để báng bổ đạo Công Giáo.Không biết khi nghĩ lại họ có hổ thẹn vì sự bịa đặt kém cỏi này không?
Tóm lại, hai sự hiểu lầm và bịa đặt trái ngược nhau đều gây ra ý xấu: báo Hà Nội Mới bịa đặt Ông Đắc giả danh Công Giáo, đàng khác Tâybuiblog lại bảo Ông là Linh Mục để bôi lọ Công Giáo bằng tranh biếm họa. Sự thêu dệt và xuyên tạc sự thật đã khiến Ông trở thành nạn nhân.
Chúng tôi là gia đình của Ông Đắc, mong được nói lên sự thật. Ông Đắc đã mất từ năm 1967 tức là gần nửa thế kỷ rồi. Sinh thời, Ông là người có ích cho xã hội và không làm hại gì đến Quốc Gia, Dân Tộc nên chúng tôi yêu cầu mọi người hãy để cho Ông yên nghỉ trong thế giới thiêng liêng của Ông và đừng vu khống các điều xằng bậy nữa. Chúng tôi là Lê Kim Liên và Lê Công Huynh, con ruột của Ông Lê Công Đắc, đại diên cho gia đình, ước mong các nhà báo, các cơ quan truyền thông có tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp hãy vạch mặt và phản đối bọn người vô lương tâm, vô đạo đực đã và đang lợi dụng diễn đàn báo chí và truyền thông xã hội để đánh lừa dư luận quần chúng.
Chúng tôi chân thành cám ơn Qúy Vị.
Lê Kim Liên và Lê Công Huynh
Email:huynhle680@ yahoo.com
Huynh Le
Vẫn trong tinh thần “Sử gia cần phải vô tư”, tôi xin trình bày diễn tiến sự việc sau bài của Taybuiblog viết về “Nhà Đạo Đức Lê Công Đắc”. Tôi đã liên lạc, hỏi thăm, gửi emails và hỏi thăm và điển hình là viết thư certified cho University of California Press Foundation nhưng bất thành. Tuyệt đối không có hồi âm. Tôi cũng lấy làm ngạc nhiên vì giữa đất nước tự do và tiến bộ như Mỹ mà từ các emails đến lá thư certified nhưng vẫn không có kết qủa.
May sao đến ngày 7-2-2017, sau những comments của tôi trên trang Book Review của CindyA.Nguyen, tôi vui mừng vì nhận được email của tác gỉa Keith. Ông giải thích lý do của sự hiểu lầm chữ “P.” mà Ông cho là chữ viết tắt của “Père” hoặc”Cha” của Công-Giáo nhưng lại là tên thánh Petrus trong tiếng La-Tinh hay Pierre tên tiếng Pháp, Peter tên tiếng Anh và Phêrô tên tiếng Việt. Chữ “e” trong Petrus không có dấu sắc như những người Pháp và cả người Việt bị Pháp-hóa thường viết có dấu sắc “é” và đọc sai là “ê”. Thí dụ: Ave Maria, In nomine Patris…
Riêng về nhận xét hay quan điểm của Keith:”One of the more colorful Catholic authors… Đắc was also a shameless self-promoter, sending copies of his books to luminaries, including the emperor Bảo Đại, and publishing their polite if surprised thank-you notes in a volume of his “correspondence” “,thì tôi cho là còn phiến diện và chưa am hiểu nhân vật. Nếu Keith nghĩ xa về bối cảnh thời kỳ ấy, Cha tôi, một thần dân trong một nước quân-chủ, bị trị, triết-lý Nho-Giáo ( Ông đã từng mở lớp dạy Tam-tự-kinh như bài của báo Hà Nội Mới ngày 7-7-2013 đã nhắc đến) và Thiên-Chúa-Giáo của nền văn minh Á-Âu còn hằn sâu trong lối sống của Ông. Ông mới ngoài hai mươi tuổi, độc lập (không theo một tổ chức nào của Pháp hay Việt) và tự lập. Sau khi ra trường Albert Sarraut, Ông đã cho xuất bản được mấy quyển sách Việt, Pháp và Anh. Chắc chắn với lòng nhệt thành của một thanh niên Việt, hãnh diện vì những thành qủa đã đạt được của mình, Ông mang tiến vua những tác phẩm văn học đầu tay(1) có thể ví như những món quà qúy mà truyền thống từ xưa dân ta đã gọi “chuối ngự, gạo tám xoan…”(2). Kết quả là Ông đã được Hoàng-Đế Bảo-Đại ban khen (thư của Công-Sứ Charles ngày 13-9-1932 in trong La Correspondance de P. Lê-Công-Đắc, trang 26). Muốn tồn tại Ông phải “đơn thương độc mã” tự quảng cáo cho các sách cùng các lớp dạy Pháp, Anh, La-Tinh, Hy-Lạp của mình và Ông đã thành công với số lớn sách bán khắp ba miền Bắc, Trung, Nam và Miên, Lào, cộng thêm nhiều học trò trong và ngoài nước.
Về danh xưng P. Lê-Công-Đắc, nếu Keith nhận xét kỹ hơn trong “La Correspondance de P. Lê-Công-Đắc” thì đã không lầm một cách đáng tiếc Cha tôi là “The priest” hay “linh mục” hoặc”cha”. Thí dụ:
“L’Administrateur de 2e classe Romanetti, Résident de France à Hải Dương à Monsieur Petrus Lê-Công-Đắc, précepteur, trang 32
Giám Mục Hồ-Ngọc-Cẩn: A Monsieur Lê-Công-Đắc,16ter Route de SinhTừ, Hà Nội, trang 70
S.E.Monseigneur Chaize: A Monsieur Lê-Công-Đắc,16ter Route de Sinh Từ, Hà Nội,trang61″
(1)”de Lui dédier= để kính dâng Ngài… très fidèle serviteur et sujet= tôi tớ và thần dân rất trung thành” là những từ ngữ trong thư ngày 7-9-1932 gửi Hoàng-Đế Bảo-Đại, trang 26
(2)”Đặc sản ẩm thực. Nam Định…Gạo tám xoan Hải Hậu và chuối ngự là hai vật phẩm để tiến vua thời phong kiến”(Wikipedia.Tiếng Việt)
Tóm lại, chỉ vì một sự sơ xuất nhỏ mà có người lợi dụng làm chuyện xấu,”bút sa gà chết” trở thành “chuyện bé xé ra to” mà Taybuiblog đã khai thác để viết một bài châm biếm, đã làm hại không những đến thanh danh một người quá cố mà còn báng bổ một tôn giáo. Dầu sao chúng tôi và gia đình nạn nhân cũng cám ơn tác giả Keith về lá thư email vì nhờ nó đã giải tỏa cho chúng tôi phần nào nỗi niềm lo âu và bất bình mà chúng tôi đã phải chịu dằn vặt trong mấy năm qua.
Lê Công Huynh và Lê Kim Liên Feb 18- 2017